Xin chào, mình là Thương.
Mình tốt nghiệp Đại học Luật Hà Nội chuyên ngành Luật học, đã từng hoạt động trong ngành pháp lý từ năm 2016, từng nắm giữ các vị trí trợ lý luật sư, chuyên viên tư vấn pháp lý, nhân viên pháp chế, admin officer, quản lý hành chính nhân sự… Các công việc này cho mình kiến thức tổng quát về nhiều lĩnh vực trong ngành luật, cũng để lại cho mình nhiều trải nghiệm cũng như kinh nghiệm về ngành.
Năm 2023, mình bắt đầu nghiên cứu về Trí tuệ Nhân tạo, đến năm 2024, mình bắt đầu nghiên cứu về AI trong ngành luật và cách ứng dụng AI trong ngành luật. Mình cũng đã từng cùng đồng đội phát triển một ứng dụng AI trong ngành luật, và trong quá trình khảo sát nghiên cứu, mình đã đúc rút ra những kinh nghiệm để ngành đặc thù này ứng dụng AI một cách tốt nhất.
Có thể bạn vẫn chưa tin rằng, AI giúp được gì cho ngành luật?
Mình cũng từng nghĩ như vậy, cho đến khi mình bắt đầu tìm hiểu sâu hơn về Trí tuệ Nhân tạo và ngành pháp lý này. Kể cả khi bạn là một sinh viên Luật, hay bạn đã đang là một Luật sư, trí tuệ nhân tạo đã, đang và sẽ là công cụ đắc lực hỗ trợ cho việc học tập, nghiên cứu và làm việc của bạn.
Chỉ bằng cuốn sách này, và những bí mật nho nhỏ mà mình đã nghiên cứu trong suốt 2 năm qua, bạn sẽ ứng dụng thành thạo AI vào công việc pháp lý của bạn. Và AI sẽ thực sự trở thành công cụ hoàn hảo nhất để giúp bạn tiết kiệm thời gian hơn mà vẫn giải quyết công việc nhanh chóng, hiệu quả.
Nào, bây giờ thì hãy cùng mình khám phá về Trí tuệ Nhân tạo, và cách để biến AI trở thành người trợ lý trung thành, đáng tin cậy của bạn nhé!
Cuốn sách này sẽ không nói lại về định nghĩa AI hay giới thiệu những kiến thức cơ bản về AI hay pháp lý nữa. Trước cuốn sách này, mình đã từng viết cuốn “AI trong pháp lý và một số prompt giúp tư vấn luật bằng AI”. Tại cuốn sách đó đã giới thiệu đầy đủ các khái niệm về AI, các công cụ AI ứng dụng cho pháp lý và các cách viết prompt cho ngành pháp lý. Nếu bạn đang cần tìm hiểu về những khái niệm cơ bản này, có thể đọc thêm ở cuốn sách đó của mình. Còn tại cuốn sách này, mình sẽ chỉ tập trung vào các bước biến AI trở thành trợ lý pháp lý đáng tin cậy của bạn trong việc học và thực hành pháp lý. Đồng thời, chỉ ra các lý do vì sao AI không giải đáp được các yêu cầu của bạn hoặc không đưa ra kết quả đúng. Chính vì vậy, mục lục cho cuốn sách này bao gồm:
CHƯƠNG 1: LÝ DO VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA AI TRONG NGÀNH LUẬT 6
I. Những công việc pháp lý có thể ứng dụng bằng AI 7
1. Nghiên cứu pháp lý 7
2. Soạn thảo và rà soát hợp đồng 7
3. Quản lý dự án pháp lý và hồ sơ khách hàng 7
4. Hỗ trợ giải quyết tranh chấp và phân tích vụ việc 7
5. Hỗ trợ luật sư trong tư vấn pháp lý 8
II. Những công việc khác mà AI có thể hỗ trợ cho một tổ chức pháp lý 8
1. Marketing ngành luật và quản lý quan hệ khách hàng 8
2. SEO Website luật và tối ưu hóa nội dung trực tuyến 8
3. Lập báo cáo thuế và quản lý tài chính 9
4. Quản lý nhân sự và tuyển dụng 9
III. Vì sao ngành luật cần AI ngay bây giờ? 9
1. Sự gia tăng khối lượng thông tin và dữ liệu pháp lý 9
2. Yêu cầu về tốc độ và độ chính xác trong quá trình tư vấn và ra quyết định 10
3. Sự phức tạp và biến động liên tục của hệ thống pháp luật 10
4. Tăng cường hiệu quả và tối ưu hóa chi phí vận hành trong lĩnh vực pháp lý 10
5. Nâng cao khả năng cạnh tranh và vị thế của các công ty luật và luật sư 10
6. Hỗ trợ giải quyết các công việc lặp đi lặp lại để tối ưu hóa thời gian cho các tác vụ phức tạp 10
7. Chuẩn bị cho tương lai số hóa và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư 10
IV. AI - công cụ hỗ trợ trong việc học tập và thực hành pháp lý 11
1. Giảm tải khối lượng công việc 11
2. Phân tích chuyên sâu và hỗ trợ dự đoán tình huống 11
3. Hỗ trợ quá trình tự học và rèn luyện kỹ năng 11
4. Tiết kiệm thời gian và tăng cường hiệu suất công việc 12
5. Tạo ra lợi thế cạnh tranh trong thời đại số hóa 12
CHƯƠNG 2: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG AI HIỆU QUẢ CHO VIỆC HỌC LUẬT 13
1. AI giúp gì cho sinh viên luật? 14
2. Hướng dẫn cách sử dụng AI để tra cứu quy định pháp lý 14
3. Hướng dẫn cách sử dụng AI để viết tiểu luận pháp lý 16
4. Hướng dẫn cách sử dụng AI để phân tích và tính toán thuế 31
5. Hướng dẫn cách sử dụng AI để tạo câu hỏi và đề cương ôn tập 39
6. Hướng dẫn cách sử dụng AI để gợi ý các kỹ năng và chiến lược học tập 49
7. Cách xây dựng thói quen học luật hiệu quả nhờ sự hỗ trợ của AI 54
CHƯƠNG 3: AI HỖ TRỢ LUẬT SƯ VÀ CHUYÊN VIÊN PHÁP CHẾ TRONG CÔNG VIỆC 57
I. Sử dụng AI trong việc soạn thảo và kiểm tra hợp đồng 58
1. Tầm quan trọng của hợp đồng trong kinh doanh và pháp lý 58
2. Lợi ích của AI trong soạn thảo và đánh giá hợp đồng 58
3. Lợi ích khi sử dụng LOSA AI để soạn thảo và kiểm tra hợp đồng 58
4. Hướng dẫn cách sử dụng LOSA AI để soạn thảo hợp đồng 59
5. Hướng dẫn cách sử dụng LOSA AI để rà soát hợp đồng 66
II. Sử dụng AI trong nghiên cứu pháp lý chuyên sâu 68
1. Tầm quan trọng của nghiên cứu pháp lý chuyên sâu 68
2. Lợi ích khi sử dụng LOSA AI để nghiên cứu pháp lý chuyên sâu 69
3. Cách sử dụng LOSA AI để nghiên cứu pháp lý chuyên sâu 69
III. Sử dụng AI trong phân tích và tóm tắt văn bản pháp lý và án lệ 74
1. Tầm quan trọng của việc phân tích, tóm tắt văn bản pháp lý và án lệ 74
2. Lợi ích của việc sử dụng LOSA AI trong phân tích, tóm tắt văn bản pháp lý và án lệ 74
3. Cách dùng AI tóm tắt và phân tích văn bản pháp lý 74
4. Cách dùng AI phân tích chi tiết án lệ liên quan 79
5. Một số lưu ý khi sử dụng LOSA AI trong tóm tắt, phân tích pháp lý và án lệ 81
IV. Sử dụng AI trong việc viết thư tư vấn pháp lý 81
1. Tầm quan trọng của thư tư vấn pháp lý 81
2. Lợi ích khi sử dụng LOSA AI để viết thư tư vấn pháp lý 82
3. Cách sử dụng LOSA AI để viết thư tư vấn pháp lý 82
CHƯƠNG 4: NHỮNG CÔNG VIỆC KHÁC MÀ AI CÓ THỂ HỖ TRỢ CHO MỘT TỔ CHỨC PHÁP LÝ 93
I. AI hỗ trợ công việc marketing pháp lý 94
1. Phân tích thị trường và đối thủ 94
2. Phân tích đối tượng khách hàng mục tiêu 98
3. Nghiên cứu từ khoá 102
4. Xây dựng chiến lược content 105
5. Các nghiệp vụ khác 109
II. AI giúp lập báo cáo thuế và quản lý tài chính 111
1. Tạo báo cáo thuế 111
2. Phân tích dữ liệu tài chính 113
III. Quản lý nhân sự và tuyển dụng 114
1. Tối ưu quy trình tuyển dụng 114
2. Hỗ trợ quản lý Nhân sự 120
IV. Lưu ý khi sử dụng LOSA AI để thực hiện các nghiệp vụ Marketing, Quản lý tài chính và Hành chính nhân sự 125
CHƯƠNG 5: CÁCH TẠO PROMPT HIỆU QUẢ ĐỂ THỰC HÀNH PHÁP LÝ BẰNG AI 126
I. Prompt là gì? Vì sao cần prompt trong thực hành pháp lý bằng AI 127
1. Prompt là gì? 127
2. Vì sao cần Prompt trong thực hành pháp lý bằng AI 127
II. Hướng dẫn cơ bản về cách tạo prompt hiệu quả 127
1. Cấu trúc của một prompt cơ bản 127
2. Nguyên tắc cơ bản khi tạo prompt 129
3. Một số mẹo viết prompt hiệu quả 130
III. Các lỗi thường gặp và cách khắc phục khi tạo prompt pháp lý 131
1. Lỗi #1: Prompt quá chung chung và thiếu ngữ cảnh 131
2. Lỗi #2: Không định hướng kết quả mong muốn 132
3. Lỗi #3: Không giới hạn phạm vi phân tích 134
4. Lỗi #4: Không cập nhật luật mới 136
CHƯƠNG 6: KHI AI KHÔNG ĐƯA RA KẾT QUẢ ĐÚNG 138
I. Những nguyên nhân phổ biến khiến AI không đưa ra kết quả đúng 139
1. Do Prompt chưa đúng cách 139
2. Do mô hình AI đang sử dụng chưa đủ mạnh 139
3. Các lý do khác khiến AI không đưa ra kết quả đúng 140
II. Phương pháp kiểm tra và xác thực thông tin từ AI 142
1. Đối chiếu với văn bản pháp luật chính thức 143
2. Sử dụng nhiều nguồn tham chiếu 143
3. Kiểm tra tính hợp lý của câu trả lời 143
4. Đặt prompt khác để kiểm tra chéo 144
III. Những giới hạn của AI trong ngành luật: Những gì AI không làm được 144
1. Không thay thế được sự suy luận và phán quyết của con người 144
2. Không thể cung cấp ý kiến pháp lý chính thức 144
3. Hạn chế trong các trường hợp phức tạp 145
4. Không cập nhật tự động các thay đổi pháp luật 145
IV. Những lưu ý pháp lý khi sử dụng AI trong hành nghề 145
1. Bảo mật thông tin 145
2. Không hoàn toàn phụ thuộc vào AI 145
3. Trách nhiệm với kết quả sử dụng 145
KẾT LUẬN 147