"Kiếm tìm sự hoàn hảo" là một trong những cuốn sách viết về kinh doanh hay nhất mọi thời đại, không thể thiếu trong các trường kinh doanh, trên bàn làm việc của các doanh nhân và nhà kinh tế học trên toàn thế giới.
Được xuất bản vào năm 1982, ngay lập tức cuốn sách trở thành best-sellers và trở thành “hiện tượng quốc gia” khi Peter đứng ra xây dựng một loạt các chương trình truyền hình dựa trên nội dung của cuốn sách phát của đài FBS. Với ý tưởng chính là giải quyết các vấn đề trong kinh doanh với chi phí thấp, quy trình tốt, đồng thời trao quyền cho các cấp lãnh đạo trong công ty, Đi tìm sự hoàn hảo được nhiều cá nhân, tổ chức uy tín trên thế giới đánh giá là cuốn sách kinh doanh hay nhất mọi thời đại, thực sự là cuốn sách không thể thiếu trong các trường kinh doanh, trên bàn làm việc của các doanh nhân và nhà kinh tế học trên toàn thế giới.
Dựa trên nghiên cứu về 43 công ty Mỹ được quản lý tốt nhất trong mọi ngành kinh doanh, các tác giả Thomas J. Peters và Robert H. Waterman, Jr. đã tạo ra Đi tìm sự hoàn hảo, trong đó mô tả 8 đặc điểm cơ bản cần có trong quản lý để trở thành một công ty vượt trội, và tập trung vào bảy yếu tố (7S) trong khung phân tích của McKinsey để đánh giá một tổ chức.
Tám nguyên tắc cơ bản trong quản lý để trở thành một công ty vượt trội:
1. Thiên hướng hành động
2. Gần gũi với khách hàng
3. Khả năng tự quản và tinh thần doanh nghiệp
4. Năng suất phụ thuộc vào lực lượng lao động
5. Đi sâu đi sát, đề cao giá trị
6. Bám chặt lấy lĩnh vực sở trường.
7. Hình thức đơn giản, biên chế gọn nhẹ
8. Cách thức quản lý vừa cứng rắn vừa mềm.
Bảy yếu tố trong khung phân tích của McKinsey bao gồm: Cơ cấu/ Chiến lược/ Kỹ năng/ Nhân sự/ Phong cách/ Hệ thống/ Giá trị chung.
Một cuốn sách độc đáo. Không nghi ngờ gì nữa. Đây là cuốn sách hữu ích đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc xác định nhân tố nào khiến các tổ chức hoạt động hiệu quả._Warren Buffett_
Không nên bỏ qua cuốn sách này_ International Management Magazine_
Một trong những tác phẩm nên đọc, hiếm có và thú vị, đề cập tới lĩnh vực quản lý với lối tư duy gây nhiều tranh cãi._Wall Street Journal_