Năm 2014, dân ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Việc đưa dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh vào trong nhà trường là một trong những giải pháp hữu hiệu nhằm góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị và bản sắc của văn hóa dân tộc, giáo dục con người, nhất là thế hệ trẻ, phát triển một cách toàn diện.
Sách dạy học hát dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh cho học sinh gồm 5 phần:
Phần 1. Mục đích, yêu cầu của bài học
Phần 2 - Tìm hiểu dân ca Nghệ Tĩnh
Nội dung của phần này nhằm cung cấp cho giáo viên một số kiến thức cơ bản liên quan đến dân ca Nghệ Tĩnh để việc hướng dẫn, dạy hát (ở Phần hai) cho các cháu được thuận lợi hơn.
Phần 3 - Học hát dân ca
- Phần này giới thiệu các bài hát phù hợp với lứa tuổi nhằm làm cho các cháu làm quen dần với dân ca Nghệ Tĩnh. Việc lựa chọn các bài trong phần học hát là theo quy định của khung chương trình giúp giáo viên tìm hiểu để hát mẫu, hướng dẫn các cháu nghe, xem và hát theo băng đĩa (cũng là những bài dùng để dàn dựng, in sao thành băng đĩa sau này).
- Kết cấu của mỗi bài hát được soạn theo thứ tự: lời thơ, lời hát cùng những từ đệm lót của bài dân ca được gạch nhịp, phách (giúp cho giáo viên hát mẫu); tiếp đến là phần ký âm ra bản nhạc (để tiện cho việc sử dụng nhạc cụ đệm (nếu có).
Phần 4 - Tài liệu tham khảo
Cung cấp những tư liệu bổ sung, minh hoạ (gồm tìm hiểu dân ca, các bài hát tương ứng (cùng làn điệu với những lời cổ), tranh ảnh... để giáo viên có thể luyện tập, cung cấp, bổ sung thêm kiến thức dân ca cho học sinh (tuỳ thuộc điều kiện cụ thể của từng trường).
Ngoài ra, còn có phần 5.Hướng dẫn thực hiện giúp giáo viên chuẩn bị và triển khai tài liệu thuận lợi hơn.